Bất động sản dưỡng lão: Cơ hội lớn giữa xu hướng già hóa dân số

Bất động sản dưỡng lão: Cơ hội lớn giữa xu hướng già hóa dân số

Trong bối cảnh Việt Nam đang dần bước vào giai đoạn dân số già, nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Điều này mở ra cơ hội đầy tiềm năng cho ngành bất động sản dưỡng lão, một lĩnh vực không chỉ đáp ứng nhu cầu xã hội mà còn hứa hẹn mang lại lợi nhuận bền vững cho các nhà đầu tư. Khi xu hướng già hóa dân số ngày càng rõ nét, bất động sản dưỡng lão là giải pháp nhân văn, là hướng đi chiến lược đầy hứa hẹn trong tương lai.

Hãy cùng Nhadatbacgiang.land tìm hiều về nội dung này ngay trong bài viết dưới đây.

Bất động sản dưỡng lão Việt Nam – Tận dụng cơ hội từ xu hướng già hóa dân số

Trong bối cảnh già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng tại Việt Nam, bất động sản dưỡng lão nổi lên như một lĩnh vực đầy tiềm năng, hứa hẹn đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi. Khi xã hội chuyển dịch từ “già hóa” sang “già”, thị trường này không chỉ mở ra cơ hội lớn cho các nhà đầu tư mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo phúc lợi cho cộng đồng người cao tuổi tại Việt Nam.

Sự thay đổi nhân khẩu học và tác động lên cơ cấu dân số

Sự thay đổi nhân khẩu học và tác động lên cơ cấu dân số
Sự thay đổi nhân khẩu học và tác động lên cơ cấu dân số

Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam đang trải qua một trong những giai đoạn già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Năm 2019, người từ 60 tuổi trở lên chiếm 11,9% tổng dân số và con số này dự kiến sẽ tăng lên hơn 25% vào năm 2050. Đến năm 2036, Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ dân số già, với những thay đổi sâu sắc trong cơ cấu xã hội. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến già hóa dân số bao gồm việc giảm tỷ lệ tử vong, tăng tuổi thọ và đáng chú ý nhất là sự sụt giảm mạnh mẽ trong tỷ lệ sinh. Số liệu từ Tổng cục Thống kê (GSO) cho thấy, mức sinh đã giảm tới một nửa trong hơn 30 năm qua, từ 3,8 con vào năm 1989 xuống dưới 2 con vào năm 2023. Trong khi tổng dân số tăng trung bình 1,14% mỗi năm từ 2009-2019, dân số cao tuổi lại tăng tới 4,35% mỗi năm, phản ánh tốc độ già hóa nhanh chóng.

Nhu cầu cấp thiết về bất động sản dưỡng lão

Nhu cầu cấp thiết về bất động sản dưỡng lão
Nhu cầu cấp thiết về bất động sản dưỡng lão

Sự thay đổi về cấu trúc gia đình và lối sống cũng góp phần gia tăng nhu cầu về bất động sản dưỡng lão. Theo bà Phạm Thị Miền, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam: “Việc người cao tuổi sống một mình hoặc chỉ với vợ/chồng đang tăng lên rõ rệt. Từ 2009 đến 2019, tỷ lệ người cao tuổi sống một mình tăng từ 9,68% lên 13,74%, trong khi tỷ lệ người cao tuổi chỉ sống với vợ/chồng cũng tăng từ 8,69% lên 14,09%. Điều này phản ánh xu hướng gia đình hạt nhân thay thế dần gia đình mở rộng, đặc biệt ở khu vực thành thị. Người cao tuổi ngày càng đối mặt với nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, bao gồm cả các vấn đề về sức khỏe và khả năng vận động. Do đó, nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc đặc thù, trong đó có bất động sản dưỡng lão, đang trở nên ngày càng cấp thiết.”

Trước xu hướng già hóa dân số không thể đảo ngược, bất động sản dưỡng lão không chỉ là một lĩnh vực mới mẻ mà còn là một chiến lược đầu tư dài hạn đầy triển vọng. Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về không gian sống chất lượng và dịch vụ chăm sóc toàn diện, thị trường này đang mở ra những cơ hội vàng cho cả nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với những thay đổi về nhân khẩu học và nhu cầu sống mới của người cao tuổi, bất động sản dưỡng lão Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của sự phát triển vượt bậc.

Bất động sản dưỡng lão – Các ông lớn vào cuộc

Khi nhu cầu chăm sóc người cao tuổi tại Việt Nam ngày càng gia tăng, các ông lớn trong ngành bất động sản không thể đứng ngoài cuộc. Sự tham gia của các tập đoàn lớn không chỉ thúc đẩy sự phát triển của thị trường mà còn nâng cao chất lượng dịch vụ cho người cao tuổi. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về bất động sản dưỡng lão và chăm sóc sức khỏe.

Thực trạng và cơ hội thị trường

Bất động sản dưỡng lão - Các ông lớn vào cuộc
Bất động sản dưỡng lão – Các ông lớn vào cuộc

Theo số liệu từ Công ty bảo hiểm Bảo Việt (BVI) thì hiện tại Việt Nam mới chỉ có 32/63 tỉnh thành có viện dưỡng lão với tổng số cơ sở lên tới khoảng 400. Trong đó, khoảng 50% là các trung tâm từ thiện hoặc do nhà nước đầu tư. Mặc dù số lượng này có vẻ không nhỏ nhưng thực tế lại chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ trong nhu cầu chăm sóc người cao tuổi đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong bối cảnh tỷ lệ người cao tuổi sống cô đơn đang tăng lên.

Các tập đoàn bất động sản lớn đã bắt đầu gia nhập thị trường này với những dự án đáng chú ý. Vingroup, một trong những tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam, đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Well Group (Nhật Bản) vào tháng 3/2024 để phát triển mô hình trung tâm chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi theo tiêu chuẩn quốc tế. Dự án này bao gồm cả dịch vụ chăm sóc trong ngày và dài hạn, với mô hình cao cấp được xây dựng tại khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 (Ocean City, Hà Nội).

Tương tự, vào đầu tháng 8 vừa qua, Sun Group đã triển khai dự án đại đô thị Sun Urban City tại Hà Nam, trong đó bao gồm bất động sản dưỡng lão và bệnh viện chuyên biệt, nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc cho người cao tuổi. Mặc dù những dự án này mang đến dịch vụ chất lượng cao nhưng bà Phạm Thị Miền nhấn mạnh rằng chúng hiện chỉ đáp ứng được một bộ phận rất nhỏ trong tổng số người cao tuổi, chủ yếu ở khu vực đô thị, do chi phí còn cao so với mức thu nhập của phần lớn người cao tuổi tại Việt Nam.

Đề xuất chính sách hỗ trợ phát triển

Đề xuất những chính sách hỗ trợ phát triển BĐS dưỡng lão
Đề xuất những chính sách hỗ trợ phát triển BĐS dưỡng lão

Để đảm bảo đủ số lượng và chất lượng cơ sở chăm sóc người cao tuổi, bà Miền đưa ra một số đề xuất chính sách nhằm khuyến khích sự phát triển của bất động sản dưỡng lão:

  • Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: Chính phủ cần nghiên cứu chính sách miễn, giảm thuế cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực bất động sản dưỡng lão trong những năm đầu hoạt động để giảm chi phí và rủi ro tài chính.
  • Ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp: Bất động sản dưỡng lão cần được coi là loại hình “Nhà ở đặc biệt”, tương tự như nhà ở xã hội. Nhà nước nên cung cấp các khoản vay ưu đãi với lãi suất thấp hoặc không lãi suất cho doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào xây dựng và vận hành nhà dưỡng lão.
  • Khuyến khích đầu tư nước ngoài: Cần có chính sách thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi thông qua các ưu đãi về thuê đất, chính sách thuế, phí và cải cách thủ tục hành chính.
  • Cấp đất ưu đãi: Nhà nước nên cấp đất hoặc cho thuê đất dài hạn với giá ưu đãi cho các doanh nghiệp phát triển bất động sản dưỡng lão, đặc biệt tại các khu vực có nhu cầu cao. Giảm hoặc miễn phí các khoản phí liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho các dự án này.
  • Quy định pháp lý rõ ràng: Cần xây dựng quy định pháp lý rõ ràng và minh bạch về tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động của bất động sản dưỡng lão.
  • Hợp tác công tư (PPP): Khuyến khích mô hình hợp tác công tư để mở rộng đầu tư vào lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi. Điều này sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc thu hút vốn đầu tư từ khu vực tư nhân và tận dụng nguồn lực của cả nhà nước và tư nhân trong phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ.

Lời kết

Bất động sản dưỡng lão tại Việt Nam đang đứng trước một cơ hội phát triển chưa từng có trong bối cảnh già hóa dân số nhanh chóng. Sự tham gia của các ông lớn trong ngành bất động sản cùng với nhu cầu cấp thiết về chăm sóc người cao tuổi, đang mở ra một hướng đi mới cho thị trường này. Dù những dự án hiện tại đang có dấu hiệu tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được toàn bộ nhu cầu của người cao tuổi trên toàn quốc. Việc tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi và xây dựng các mô hình chăm sóc chất lượng cao sẽ là chìa khóa để phát triển bền vững lĩnh vực này, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi tại Việt Nam.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi và ủng hộ bài viết.

Để lại một bình luận